dung-de-viec-mua-sam-lam-hong-ky-nghi-le-cua-ban

Đừng để việc mua sắm làm hỏng kỳ nghỉ lễ của bạn!

Admin 21/12/2020

Vào đầu thế ký 19, các tạp chí gia đình bán ở cửa hàng bách hóa bắt đầu xuất bản những bức ảnh về các buổi họp mặt gia đình vào dịp Giáng sinh để thúc đẩy doanh số bán sản phẩm.

  • Các cửa hàng bán lẻ bắt đầu sử dụng hình ảnh của Ông già Noel trên cửa sổ cửa hàng của họ vào những năm 1840.
  • Năm 1862, Macy's trở thành cửa hàng đầu tiên có ông già Noel (do người thật đóng) ngồi bên trong cửa hàng của họ để trẻ em có thể ghé thăm và trò chuyện, mục đích là thu hút khách hàng và tăng lượng người tới mua bán.
  • Coca-Cola bắt đầu giới thiệu ông già Noel trong quảng cáo của họ vào những năm 1920.
  • Thuật ngữ Black Friday - (Thứ Sáu đen tối), được bắt đầu phổ biến toàn nước Mỹ vào những năm 1980 để chỉ về ngày mua sắm diễn ra một ngày sau Lễ Tạ ơn, thời kỳ mua sắm điên cuồng trước Giáng sinh.
  • Ngày nay, “Christmas creep” là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà bán lẻ kéo dài mùa mua sắm Giáng sinh bằng cách bắt đầu sớm nhất có thể.  Từ năm 2000, nhà bán lẻ gia đồ dụng lớn của Mỹ là Lowe's Home Improvement đã bắt đầu trưng bày cây thông Noel trong các cửa hàng của họ trên toàn quốc từ ngày 1 tháng 10 hàng năm.
  • Và Cyber-Monday – (Thứ Hai điện tử) là một cụm từ được dùng để chỉ ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày Black Friday (Thứ Sáu đen tối), ngày khởi động cho mùa mua sắm trên mạng tại Hoa Kỳ giữa dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh - lần đầu tiên được đặt ra vào năm 2005 khi các nhà bán lẻ trực tuyến tìm cách tận dụng thói quen mua sắm qua mạng của người lao động khi họ quay trở lại làm việc tại văn phòng – nơi kết nối internet tốc độ cao - sau kỳ nghỉ lễ dài cuối tuần. 

Trong mọi trường hợp kể trên, chúng ta đã bị THAO TÚNG bởi các nhà tiếp thị, nhà quảng cáo và nhà bán lẻ để mua sắm ngày càng nhiều hơn.

Thao tác nhân tạo để thay đổi mong muốn và chi tiêu của chúng ta bắt nguồn từ mong muốn nội tại của chúng ta là tạo ra trải nghiệm kỳ nghỉ hoàn hảo với những kỷ niệm kỳ diệu cho gia đình và con cái của chúng ta. Mua sắm hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu đó, nhưng thực tế đáng buồn là: nó chỉ làm giảm đi nhu cầu đó.

Bán lẻ hứa hẹn một Giáng sinh hoàn hảo, nhưng thay vào đó lại phá hỏng nó.

Giáng sinh luôn có ý nghĩa với gia đình, những người thân yêu và tổ ấm… nhưng kể từ giữa thế kỷ 19, mong muốn đó đã bị các nhà bán lẻ tiêu dùng “chiếm đoạt” để kiếm tiền cho chính họ. 

Ngày nay, Giáng sinh đồng nghĩa với việc mua sắm.

NHƯNG NĂM NAY, ĐỪNG ĐỂ VIỆC MUA SẮM PHÁ HỎNG KỲ NGHỈ LỄ CỦA BẠN!

Ý tôi là, nếu việc mua sắm và tiêu dùng vô tận thực sự cải thiện chất lượng mùa lễ của chúng ta, thì có lẽ bạn cứ mua nhiều nhất có thể. Nhưng trên thực tế, nó KHÔNG mang lại niềm vui cho gia đình chúng ta, mà thực sự làm chúng ta mất tập trung vào việc nghỉ ngơi và tận hưởng thời gian bên nhau.

 

Hãy xem xét một chút, "mua sắm" có thể thực sự làm giảm niềm vui kỳ nghỉ của bạn như thế nào!

1. Mua sắm đang làm tăng thêm căng thẳng tài chính cho chúng ta.

Tại Hoa Kỳ, người ta đã tính toán rằng ¼ tổng chi tiêu cá nhân sẽ được chi vào việc mua sắm cho Giáng sinh. Trên thực tế, hơn 1/4 trong số chúng ta sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ mà vẫn đang trả nợ từ việc mua sắm quà tặng của năm ngoái. Và mặc dù bạn có thể không phải là một trong số 50% người mua sắm sẽ chi tiêu vượt quá ngân sách cho kỳ nghỉ của mình trong năm nay, nhưng người ngồi cạnh bạn trong bàn ăn ngày lễ, có thể vẫn cố gắng duy trì thói quen truyền thống mua sắm cũ.

2. Mua sắm gây thêm căng thẳng tinh thần không cần thiết cho kỳ nghỉ lễ.

Chúng ta mong muốn kỳ nghỉ lễ sẽ là một trong những mùa thú vị nhất trong năm. Nhưng trên thực tế , “người dân Mỹ thường cảm thấy căng thẳng của họ tăng lên hơn là giảm trong các kỳ nghỉ. Những ngày nghỉ lễ có thể là khoảng thời gian bận rộn đối với nhiều người, và việc thiếu tiền, thiếu thời gian, cùng với sự cường điệu hóa việc cần thiết phải mua sắm do chủ nghĩa thương mại mùa vụ tác động khiến người dân gia tăng căng thẳng”.

Mua sắm mang lại những cảm xúc hoàn toàn trái ngược mà chúng ta mong muốn trong kỳ nghỉ lễ này.

3. Mua sắm làm mất đi nhiều thời gian của những ngày lễ.

Người tiêu dùng trung bình dự kiến ​​sẽ dành 25 giờ trong tháng 12 để tới cửa hàng, xếp hàng chờ đợi, chọn quà, gói những món qu, và họ phải làm bù thời gian nghỉ đó sau kỳ lễ.

Với nhiều người, kỳ nghỉ lễ luôn đặc biệt gấp gáp và bận rộn

 4. Mua sắm tạo ra hiện tượng những kỳ vọng không được đáp ứng và cứ thế tăng dần qua từng năm.

Các nhà bán lẻ làm việc chăm chỉ để hứa hẹn một Giáng sinh hoàn hảo cho mỗi chúng ta. Nếu chúng ta mua đúng món quà, đồ trang trí phù hợp, đúng cây thông, đúng nhãn hiệu giăm bông hoặc nước ngọt, thì mùa lễ của chúng ta sẽ trở nên kỳ diệu!

Nhưng điều đó rất hiếm khi xảy ra. Việc mua sắm của chúng ta tạo ra phản ứng ngược.

53,1% người cho biết họ nhận được những món quà không mong muốn trong dịp Giáng sinh. 16 tỷ đô la bị lãng phí cho những món quà không mong muốn mỗi năm. Và 18% quà tặng không bao giờ được sử dụng tới. 4% ngay lập tức bị ném vào sọt rác.

5. Việc bán quá mức đặt ra một tiền lệ nguy hiểm.

Tôi nghe nhiều phụ huynh than vãn: “Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi cách tặng quà năm nay cho con cái? Chúng tôi tặng quá nhiều quà mỗi năm và muốn cắt giảm, nhưng vẫn không muốn bọn trẻ thất vọng. Chúng tôi cảm thấy không có lối thoát nào cho việc này!”.

Suy nghĩ cố hữu này không chỉ ở người lớn… mà còn tồn tại cả với cả trẻ em. Những gì được thiết lập vốn được coi là điều bình thường trong gia đình này khiến chúng ta khó quyết tâm thay đổi. Điều có vẻ như vượt mức trong năm nay sẽ trở thành kỳ vọng cho năm tới. Thậm chí, nó sẽ tạo tiền lệ cho con cái khi chúng trở thành cha mẹ sau này.

6. Mua sắm tập trung vào những thứ sai lầm.

Khi quà tặng và đồ trang trí trở thành tâm điểm và mong muốn của chúng ta, chúng ta sẽ bỏ lỡ tất cả những lời chúc phúc ngay trước mắt. Chủ nghĩa tiêu dùng có xu hướng khó chịu là chuyển sự tập trung của chúng ta RA KHỎI những thứ tốt đẹp mà chúng ta sở hữu, và đặt mong muốn của chúng ta vào tất cả những thứ chúng ta không có hoặc chưa có.

Cho dù kỳ nghỉ lễ của mình, bạn chỉ muốn hướng về gia đình, đức tin, hay cả hai… thì việc mua sắm sẽ vẫn khiến bạn bị phân tâm.

Chủ nghĩa tiêu dùng đưa ra những lời hứa mà nó không bao giờ có thể mang lại. Và kỳ nghỉ của bạn sẽ tốt hơn nếu không có nó.

Chúng tôi sẽ tổ chức lễ Giáng sinh trong nhà của chúng tôi trong năm nay. Chúng tôi sẽ trao đổi những món quà (những đứa trẻ của chúng tôi nhận được một thứ chúng muốn, một thứ chúng cần và một kinh nghiệm để chia sẻ với gia đình — và vợ tôi và tôi trao đổi một món quà chất lượng giữa chúng tôi).

Chúng tôi sẽ dành thời gian cho những người thân yêu.

Chúng tôi sẽ đặt một cây thông nhỏ và một hộp đồ trang trí ý nghĩa để kỷ niệm mùa lễ. Chúng tôi sẽ kỷ niệm đức tin của mình và thường sẽ tham dự một số buổi họp mặt trong ngày lễ đặc biệt (rất tiếc hầu hết đã bị hủy bỏ trong năm nay).

Chúng tôi sẽ lái xe đi dạo và ngắm đèn Giáng sinh trong khu phố của chúng tôi. Chúng tôi sẽ nướng bánh quy Giáng sinh và xem phim Giáng sinh.

Mùa lễ của chúng tôi sẽ rất đáng nhớ vì chúng tôi sẽ không để việc mua sắm phá hỏng nó.

Bạn cũng như vậy nhé!

(trích từ https://www.becomingminimalist.com, viết bởi JOSHUA BECKER ·  tác giả cuốn “Căn nhà tối giản”)

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN